TRẦN NGỌC DANH, NGƯỜI BIẾT RÕ HỒ CHÍ MINH (BÙI ANH TRINH)

ẢNH: HỒ CHÍ MINH CÙNG VỚI DƯƠNG BẠCH MAI (ĐỘI MŨ PHỚT), PHẠM VĂN ĐỒNG, TRẦN NGỌC DANH, VŨ ĐÌNH HUỲNH (ĐỘI MŨ CA LÔ) TẠI KHU RỪNG BOULOGNE …
ĐẠI HỘI ĐCSVN TOÀN QUỐC NĂM 1951, CŨNG LÀ  ĐẠI HỘI THÀNH LẬP ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM, LÀ MỘT VẤN ĐỀ ĐAU ĐẦU ĐỒI VỚI HỒ CHÍ MINH VÀ TRƯỜNG CHINH.  BỞI VÌ DANH HIỆU “NGƯỜI THÀNH LẬP RA ĐCSVN” CỦA ÔNG HỒ CHÍ MINH NĂM 1930 CHỈ LÀ BỊP, CÒN DANH HIỆU TỔNG BÍ THƯ ĐCSVN CỦA TRƯỜNG CHINH NĂM 1941 CŨNG LÀ TỰ PHONG CHỨ CHẲNG CÓ ĐẠI HỘI NÀO BẦU.

Vì vậy, tuy nhận lời với Mao Trạch Đông từ đầu năm 1950 nhưng mãi tới đầu năm 1951 Hồ Chí Minh và Trường Chinh mới tổ chức được Đại hội Đảng toàn quốc. Trong 1 năm đó Trường Chinh đã tìm cách ngăn chặn không cho các ông trùm CSVN được tham gia đại hội bằng cách giấu nhẹm tin tức và vận động đưa tay chân bộ hạ của mình đi thay.
Có nhiều ông trùm Cọng Sản thứ thiệt bị đẩy ra xa trung tâm quyền lực :
Trần Ngọc Danh:
Quê quán ở Hà Tĩnh nhưng sinh taị Quảng Ngãi năm 1908.  Năm 1926, cùng anh ruột là Trần Phú tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng ( Sau đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng ).  Tháng 12 năm 1928 nhân vụ án đường Babiér, mật thám Pháp phăng ra tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng nên Trần Ngọc Danh, Hà Huy Tập và Phạm Trần Hổ trốn sang Trung Hoa rồi sang Nga tìm Trần Phú.
Trần Phú cũng là cựu đàng viên VNCMĐ sang Nga theo học tại trường Stalin năm 1927.  Gặp lại Danh, Tập và Hồ, Phù rủ ba người chuyển theo CS. Cả ba theo học trường Stalin vào giữa năm 1929.  Sang năm 1930 Trần Ngọc Danh chuyển lên học trường Lénin là trường dành cho cán bộ CSQT cao cấp. Tham gia “Đoàn thanh niên Com Xô Môn Mạc Tư Khoa”.
Sau khi cả Trần Phú lẫn Nguyễn Tất Thành bị bắt năm 1931 thì CSQT đưa Lê Hồng Phong, Trần Ngọc Danh và Hà Huy Tập về Trung Hoa để họp cùng Lê Tán Anh, Nguyễn Thị Minh Khai, vực lại ĐCSĐD. Tháng 6-1932 TND bị bắt cùng với Lê Tán Anh, cả hai bị dẫn độ về Việt Nam.  Lê Tán Anh bị tử hình ( Tội cùng với Phạm Hồng Thái nổ lựu đạn ám sát Toàn quyền Pháp Berlin tại Sa Điện, Trung Hoa vào năm 1924 ), Trần Ngọc Danh bị 20 năm, đưa ra Côn Đảo.
Đến năm 1936 Trần Ngọc Danh được tha nhờ biến cố Mặt trận Bình dân lên cầm quyền tại Pháp. Tiếp tục cùng Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập phát triển hạ tầng cơ sở của ĐCSĐD tại Nam Kỳ.  Năm 1939 bị bắt lại cùng với Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Duẩn…, ra Côn Đảo và bị giam cho tới 1945.
Tại Côn Đảo, Danh đã gặp những người có khuynh hướng theo Cọng sản nhưng chưa được kết nạp vào ĐCS như Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Kim Cương… cùng với những đảng viên đã được kết nạp vào Đảng như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Hạ Bá Cang, Hà Huy Giáp…cũng như những đảng viên của Đảng Cọng sản Pháp như Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Sô, Dương Bạch Mai…
Các ông đã thành lập chi bộ ĐCSĐD và biến nhà tù Côn Đảo thành một trung tâm đào tạo cán bộ Cọng sản, rất nhiều nhân vật được kết nạp vào Đảng tại đây.  Trong số những người lãnh đạo chi bộ Cọng sản tại Côn Đảo thì Trần Ngọc Danh thuộc hạng ông thầy về lý luận Cọng sản.
Vì có quá nhiều hậu thuẩn cũng như có quá nhiều uy tín trong ĐCSĐD cho nên con đường hoạt động trong Đảng sau này của Trần Ngọc Danh cũng như Hà Huy Giáp đều gặp trở ngại.  Bởi vì hai ông là em ruột của Trần Phú và em ruột của Hà Huy Tập cho nên sự hiểu biết khá kỹ của hai ông về cá nhân ông Hồ, có thể làm hại tới uy tín và sự nghiệp của ông Hồ.
Riêng đối với Trường Chinh thì nếu cho tự do bầu cử trong Trung ương đảng thì chắc chắn Trần Ngọc Danh sẽ thắng phiếu bởi vì đa số cử tri đều là cựu tù nhân Côn Sơn và đàn em của Trần Phú.  Do đó, bằng mọi cách, Trường Chinh đẩy Trần Ngọc Danh xa rời trung tâm quyền lực của ĐCSVN.
Tháng 5-1946 Hồ Chí Minh sang Pháp để tham dự hội nghị Fontainebleau thì Trường Chinh đề cử Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai đi theo làm cố vấn cho Hồ Chí Minh.  Bởi vì lúc đó HCM đã cho giải tán ĐCSVN cho nên Trường Chinh sợ TND và DBM ở lại sẽ vận động thành lập ra một ĐCS khác và loại bỏ “Nhóm nghiên cứu học huyết Mác-Lê” của Trường Chinh ra khỏi khối CSVN.
Đến khi Hội nghị bị Fontainebleau tan vỡ vào tháng 8 năm 1946 thì Hồ Chí Minh cắt cử Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai ở lại Pháp để làm đại diện cho chính phủ Việt Minh tại Pháp. Rồi cũng từ đó Trần Ngọc Danh không được phép trở lại Việt Nam mặc dầu đã hai lần ông gửi thư xin phép HCM cho ông được trở về. Cuối cùng Trần Ngọc Danh đành phải lưu vong tại Tiệp Khắc vào năm 1949.
Ngày 11 và ngày 12 tháng 10 năm 1949 Trần Ngọc Danh liên tiếp gởi 2 lá thư nhờ đảng Cọng sản Tiệp Khắc chuyển cho Stalin, trong thư ông tố cáo Hồ Chí Minh không phải là một người Cọng sản chủ nghĩa, cùng với những bằng chứng là các chỉ thị của ông Hồ Chí Minh trước và sau khi gải tán Đảng vào năm 1945.
Trong khi hai lá thư này chưa được chuyển tới Mạc Tư Khoa thì ngày 10-1-1950, Trần Ngọc Danh lại chuyển trực tiếp một lá thư tương tự tới Mạc Tư Khoa, bức thư tới tay Paven Fedorrocich Iudin tại Bộ Ngoại giao Liên Xô. Trong thời gian bức thư đang còn nằm tại bàn giấy của Iudin thì ngày 20-1-1950 Hồ Chí Minh lên đường đi Mạc Tư Khoa theo lệnh gọi của Stalin.
Sau đó HCM cùng với Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Ngũ Tu Quyền bàn chuyện rồi đây phe Cọng sản sẽ hỗ trợ cho Cọng sản Đông Dương.  Ngày 30-1-1950 chính phủ Stalin loan báo công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.  Sau khi Hồ Chí Minh về lại Trung Hoa thì Stalin nhận được thư tố cáo của Trần Ngọc Danh.  Lúc đó Stalin mới nói với Krushcheve rằng ông ta hối tiếc về việc thừa nhận chính phủ HCM quá vội.
Hồ Chí Minh trở về nước vào tháng 4-1950  thì sang tháng 5 ông ta cử Hoàng Văn Hoan đi dự đại hội ĐCS Tiệp Khắc.  Tại Tiệp Khắc Hoàng Văn Hoan biết được chuyện Trần Ngọc Danh và Lê Hy tuyên bố ly khai khỏi ĐCSĐD. ( Lê Hy là người đại diện cho Thông tấn xã Việt Minh tại Thái Lan nhưng trốn sang Nga rồi xin tị nạn chính trị tại Tiệp Khắc ).  Hoan bèn đến gặp Danh và Hy,  rủ hai ông về Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề trước đại hội tái lập Đảng.
Lê Hy theo Hoàng Văn Hoan về nước còn Danh thì đang bị bệnh nên hẹn sẽ về sau;  tuy nhiên chưa kịp về thì mất. Trước khi mất Trần Ngọc Danh đã nói với những đồng chí Tiệp Khắc rằng ông đã có bất đồng sâu sắc với người đứng đầu của ĐCSVN, nhất là tính bất hợp pháp của ĐCSVN.
Ngày 4-1-1951, ĐCS Tiệp Khắc gửi thư cho ông Hoàng Văn Hoan, yêu cầu cho biết các thông tin có liên quan tới Trần Ngọc Danh, ông Hoàng Văn Hoan gửi thư trả lời là Trần Ngọc Danh đã bị khai trừ ra khỏi đảng vào tháng 5-1950 vì tội vô kỷ luật, tự ý giải tán Văn phòng Liên lạc của chính phủ Hồ Chí Minh tại Pháp (Hsltr/ACCCP, fon 100/3, volum207, Viet Nam. Tài liệu của giáo sư Christopher Goscha, Montréal).
Theo như thông báo này thì Trần Ngọc Danh có vẻ như còn sống và ông ta sẽ không có cơ hội tham gia đại hội thành lập lại ĐCSVN vào tháng 2-1951 vì đã bị khai trừ.  Tuy nhiên, theo sách của bà Quinn Judge thì ông Danh chết vào đầu năm 1950, nghĩa là ngay sau khi ông Hoan vừa rời Tiệp Khắc. (Ho Chi Minh, The Missing Years, trang 339).  Như vậy có lẽ khi viết thư cho ĐCS Tiệp Khắc, ông Hoan chưa biết Trần Ngọc Danh đã chết.
Căn cứ vào lá thư của Hoàng Văn Hoan, giáo sư sử học Christopher Goscha không hiểu tại sao ông Trần Ngọc Danh không bị kỷ luật ngay khi ông ta giải tán Văn phòng Liên lạc vào cuối năm 1949 mà phải đợi đến tháng 5-1950?  Theo như ý kiến của sử gia Quinn Judge thì có thể ông Hồ Chí Minh đợi đến sau khi ông ta gặp Stalin vào đầu năm 1950. Việc khai trừ một đảng viên gạo cội từng tốt nghiệp học viện Lenin có thể làm mất lòng Stalin.
Tuy nhiên, có lẽ không đúng như bà Quinn Judge đã đoán.  Đơn giản là không thể trị tội ông Danh khi ông ta còn ở ngoài tầm sinh sát của Đảng.  Bởi vậy mới tính tới chuyện dụ ông ta về nước để giết.  Rốt cục ông ta không về nhưng dầu sao cũng dụ được tên đồng phạm Lê Hy.  Nếu cả hai, Danh và Hy, không về thì bản án vẫn để đó cho tới không biết ngày nào.
Lê Hy can tội tội cùng với Trần Văn Giàu ( Đại diện Việt Minh tại Thái Lan ) tự ý giải tán văn phòng đại diện Việt Minh tại Thái năm 1948.  Sau khi giải tán Hy chạy sang Tiệp Khắc, còn Giàu được Hoàng Văn Hoan sang Thái “áp giải” về VN.  Nhưng Giàu không bị xử tội giải tán văn phòng đại diện, mà xử tội làm chỉ điểm cho mật thám Pháp để được thả khỏi trại giam Tà Lài năm 1941.  Vì vậy Giàu không bao giờ được vào Trung ương đảng mặc dầu tốt nghiệp học viện Stalin và có công cướp chính quyền Sài Gòn năm 1945.
Còn Lê Hy về nước cùng với Hoàng Văn Hoan vào năm 1950 và rồi sau đó mất tích.
Lịch sử Việt Nam có thể sẽ đổi khác nếu như Trần Ngọc Danh còn sống và tham dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, chắc chắn cái ghế Tổng bí thư sẽ rơi vào tay Trần Ngọc Danh bởi vì đa số các nhân vật Cọng sản từng ở tù Côn Đảo cũng như các nhân vật từng du học ở Pháp và Nga sẽ bầu cho Trần Ngọc Danh.  Con số phiếu bầu của những cựu tù Côn Sơn luôn luôn có tỉ số áp đảo trong các cuộc bỏ phiếu của Trung ương ĐCSVN.
Nếu Trần Ngọc Danh hay Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo nắm quyền lãnh đạo ĐCSVN thì sẽ không có chuyện giết oan các cấp chỉ huy Việt Minh vào năm 1953 và giết oan dân lành vào năm 1953-1956.  Bởi vì các ông là những sinh viên tốt nghiệp đại học Paris và Mạc Tư Khoa, các ông biết phân biệt thế nào là giai cấp địa chủ, thế nào là giai cấp trung nông. Và các ông thừa biết phải tiến hành cách mạng vô sản như thế nào trong bối cảnh xã hội Việt Nam.  Một xã hội đã có chế độ Hương ước, là một chế độ dân chủ, đã có từ ngàn xưa tại Việt Nam.
BÙI ANH TRINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét