WIKILEAKS: TÊN CỦA TRƯƠNG TẤN SANG, NGUYỄN TẤN DŨNG, LÊ ĐỨC THÚY VÀ NÔNG ĐỨC MẠNH XUẤT HIỆN TRONG VỤ HỐI LỘ TIỀN POLYMER – NGUYỄN CÔNG HUÂN (NGUYỄN CÔNG HUÂN)



LTS: Trong danh sách mà tòa Úc đề cập đến cấm đưa tên có liên quan tới vụ hối lộ tiền polymer có những nhân vật sau đây từ Việt Nam:
– Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt Nam (từ năm 2011);
– Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam (từ năm 2006);
– Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Tài chính Quốc Gia (từ 2007-2011) và cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam (1999 – 2007); và
– Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng CSVN (2001 – 2011).

Úc cấm báo cáo các trường hợp hối lộ đa quốc gia liên quan đến Malaysia, Indonesia và Việt Nam
Ngày 29 tháng Bảy năm 2014, WikiLeaks công bố một lệnh kiểm duyệt chưa từng có của Úc liên quan đến vụ hối lộ nhiều triệu đô-la, trong đó nói rõ tên tuổi của một số vị lãnh đạo – cả tiền nhiệm và đương nhiệm – của Indonesia, Malaysia và Việt Nam, cùng với người thân và các quan chức cao cấp khác. Lệnh siêu cấp này lấy cớ “an ninh quốc gia” để ngăn cản bất kỳ ai đưa tin về sự việc, nhằm “tránh thiệt hại cho các quan hệ quốc tế của Úc”. Mệnh lệnh bịt miệng do tòa đưa ra này là kết quả của bản cáo trạng bí mật ngày 19/7/2014 liên quan đến 7 viên chức cao cấp của một chi nhánh của ngân hàng Trung Ương Úc, Ngân hàng Dự Trữ Úc (RBA). Vụ tham nhũng với cáo buộc dụ dỗ nhiều triệu đô la được thực hiện bởi các đại lý của công ty Securency và Note Printing Australia, những chi nhánh của RBA, để đảm bảo Úc dành được hợp đồng phát hành tiền polymer cho chính phủ Malaysia, Indonesia, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Lệnh kiểm duyệt này liệt kê 17 cá nhân, trong đó bao gồm “tất cả Thủ tướng tiền nhiệm và đương nhiệm của Malaysia”, “Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam”, “Súilo Bambang Yudhovono (còn gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ năm 2004)”, “Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001-2004) và lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P” và 14 quan chức cấp cao và người thân khác từ các quốc gia, những người này đặc biệt không thể bị nêu tên trong quá trình điều tra tham nhũng.
Tài liệu này cũng đặc biệt cấm công bố chính bản thân nó, cùng với một bản tuyên thệ được đưa ra vào tháng trước của ông Gillian Bird, người đại diện cho Úc tại ASEAN, và gần đây mới được bổ nhiệm làm Đại diện Thường trực của Úc tại Liên Hiệp Quốc. Lệnh bịt miệng đã che dấu một cách hiệu quả toàn bộ vụ án hối lộ cấp cao ở Úc cũng như trong khu vực.
Một lệnh bịt miệng tương tự như thế này được biết đến lần cuối cùng vào năm 1995, và liên quan đến hoạt động gián điệp tình báo giữa Mỹ và Úc nhắm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra.
Ông Julian Assange, người xuất bản WikiLeaks, cho biết về lệnh kiểm duyệt:
“Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bộ trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để nhằm che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chính phủ Úc.”
“Khái niệm về “an ninh quốc gia” không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do “an ninh quốc gia” là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của “giá trị Châu Á” tới Úc”.
Nguyễn Công Huân lược dịch
Today, 29 July 2014, WikiLeaks releases an unprecedented Australian censorship order concerning a multi-million dollar corruption case explicitly naming the current and past heads of state of Indonesia, Malaysia and Vietnam, their relatives and other senior officials. The super-injunction invokes “national security” grounds to prevent reporting about the case, by anyone, in order to “prevent damage to Australia’s international relations”. The court-issued gag order follows the secret 19 June 2014 indictment of seven senior executives from subsidiaries of Australia’s central bank, the Reserve Bank of Australia (RBA). The case concerns allegations of multi-million dollar inducements made by agents of the RBA subsidiaries Securency and Note Printing Australia in order to secure contracts for the supply of Australian-style polymer bank notes to the governments of Malaysia, Indonesia, Vietnam and other countries.
The suppression order lists 17 individuals, including “any current or former Prime Minister of Malaysia”, “Truong Tan San, currently President of Vietnam”, “Susilo Bambang Yudhoyono (also known as SBY), currently President of Indonesia (since 2004)”, “Megawati Sukarnoputri (also known as Mega), a former President of Indonesia (2001–2004) and current leader of the PDI-P political party” and 14 other senior officials and relatives from those countries, who specifically may not be named in connection with the corruption investigation.
The document also specifically bans the publication of the order itself as well as an affidavit affirmed last month by Australia’s representative to ASEAN Gillian Bird, who has just been appointed as Australia’s Permanent Representative to the United Nations. The gag order effectively blacks out the largest high-level corruption case in Australia and the region.
The last known blanket suppression order of this nature was granted in 1995 and concerned the joint US-Australian intelligence spying operation against the Chinese Embassy in Canberra.
WikiLeaks’ publisher Julian Assange said about the order:
“With this order, the worst in living memory, the Australian government is not just gagging the Australian press, it is blindfolding the Australian public. This is not simply a question of the Australian government failing to give this international corruption case the public scrutiny it is due. Foreign Minister Julie Bishop must explain why she is threatening every Australian with imprisonment in an attempt to cover up an embarrassing corruption scandal involving the Australian government.”
“The concept of ‘national security’ is not meant to serve as a blanket phrase to cover up serious corruption allegations involving government officials, in Australia or elsewhere. It is in the public interest for the press to be able to report on this case, which concerns the subsidiaries of the Australian central bank. Who is brokering our deals, and how are we brokering them as a nation? Corruption investigations and secret gag orders for ‘national security’ reasons are strange bedfellows. It is ironic that it took Tony Abbott to bring the worst of ‘Asian Values’ to Australia.”
Keywords: Australia, Malaysia, Indonesia, Vietnam, Supreme Court of Victoria, Justice Hollingworth, DFAT, AFP, DPP, Thomas Brady, Peter Sinclair Hutchinson, John Leckenby, Steven Kim Wong, Christian Boillot, Clifford John Gerathy, Myles Andrew Curtis, Mohammad Najib Abdul Razak, Abdullah Ahmad Badawi, Pak Lah, Puan Noni, Mahathir Mohamed, Daim Zainuddin, Rafidah Aziz, Hamid Albar, Susilo Bambang Yudhoyono, SBY, Megawati Sukarnoputri, Laksamana Sukardi, Truong Tan San, Nguyen Tan Dung, Le Duc Thuy, Nong Duc Manh, Note Printing Australia Pty Ltd, Securency, Gillian Elizabeth Bird, Reserve Bank of Australia, super-injunction, suppression order, censorship, corruption, bribery


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét